Hướng dẫn chọn tai nghe để live stream
Trong thời đại mà live stream, nhất là live stream chơi game đã trở thành 1 nghề “hái” ra tiền, thì ngoài những thiết bị như máy tính mạnh, bàn phím, chuột thì chắc chắn ai cũng cần một bộ headphone. Một bộ headphone tốt sẽ nâng tầm trải nghiệm âm thanh, giúp bạn có thể đắm mình trong những trận chiến trong thế giới ảo. Tuy nhiên, để chọn được 1 bộ headphone tốt thì cũng không phải dễ vì hiện nay headphone có đa hình vạn trạng, từ tai nghe nhét tai (in-ear), tai nghe chụp tai (full-size, over-ear) cho đến có dây (wired) hoặc không dây (wireless), có đèn LED, tính năng cảm ứng rung, âm thanh vòm 7.1,… Vì thế, hôm nay Let's Audio sẽ đưa ra những vấn đề mà bạn cần quan tâm khi chọn mua headphone để live stream và hi vọng bạn sẽ chọn được cho mình 1 bộ headphone tốt nhất nhé.
Trước khi vào vấn đề chính, thì hãy cũng SoundMax điểm qua sự khác nhau giữa các loại headphone nhé.
NHỮNG LOẠI HEADPHONE DÙNG CHO LIVE STREAM
1. Tai nghe chụp tai (Over-ear headphone, full-size headphone)
Tai nghe chụp tai đặc biệt thích hợp cho việc nghe nhạc, chơi game, sử dụng trong các studio thu âm vì độ êm ái khi sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, do là tai nghe lớn, phần củ tai (earcup) sẽ có nhiều không gian hơn để nhà sản xuất có thể trang bị cho tai nghe những củ loa (driver) với đường kính lên đến 50mm, giúp âm thanh có thể được tái tạo tốt hơn, lớn hơn, mạnh mẽ hơn giúp bạn có thể cảm nhận âm thanh một cách chân thực nhất.
2. Tai nghe đặt lên vành tai (On-ear headphone)
Tai nghe on-ear là kiểu tai nghe có phần đệm (pad) đè lên vành tai của người sử dụng. Những chiếc tai nghe thường có kích thước vừa phải đường kính 30-40mm và trông khá nhỏ gọn so với các dòng full-size, sử dụng nhiều cho mục đích nghe nhạc giải trí hay phòng thu. Tuy lớn hơn những dòng in-ear hay earbud, nhưng mang lại cảm giác dễ chịu ngay cả khi di chuyển, không bị đau tai khi sử dụng trong thời gian dài. Chất lượng của các tai nghe dạng này cũng tùy thuộc từng hãng và các dạng driver khác nhau, tuy nhiên không cần đến amply mới đủ công suất kéo vì trở kháng của chúng thường thấp, thường từ 16-24 ohm nên các thiết bị như điện thoại, máy tính, laptop đều có thể “kéo” thoải mái.
Tuy nhiên, do thiết kế đặt lên vành tai nên loại tai nghe này sẽ không được cách âm tốt cho lắm, không thích hợp để sử dụng nơi đông người như tàu điện, máy bay, văn phòng làm việc,…
3. Tai nghe nhét tai (IEM – In-ear Monitor)
Tai nghe in-ear là 1 loại tai nghe nhét tai sử dụng núm cao su đặt sâu vào ống tai nghe giúp cách âm tốt hơn trong môi trường nhiều tiếng ồn, có thể thay đổi kích thước eartip (núm cao su) để phù hợp với khuôn tai người nghe.
Đặc điểm nổi bật của kiểu tai nghe in-ear là có thể thay đổi được chất âm dựa vào kích cỡ và chất liệu của từng loại núm cao su nhét vào trong tai. Tuy nhiên, do phần tai nghe được làm theo một khuôn tai chung nên có thể có những bạn đeo vào không vừa (bị quá lớn gây cấn tai hoặc quá nhỏ nên không cách âm) dù đã thay đổi các loại eartip.
Ngoài ra còn có thêm tai nghe in-ear custom (CIEM – Custom In-ear Monitor), tức là phần khuôn tai nghe sẽ được lấy từ khuôn ống tai của người sử dụng, khả năng cách âm dĩ nhiên sẽ là tuyệt đối, bạn có thể yêu cầu nhà sản xuất “tune” (chỉnh) chất âm của tai nghe theo nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, CIEM thường có giá thành khá cao, giá thấp nhất cho 1 bộ CIEM thường dao động từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc cao hơn tùy vào số lượng và chất lượng driver (củ loa). Thêm một nhược điểm nữa là do phần khuôn tai nghe được lấy từ khuôn ống tai của bạn nên ngoài bạn ra thì không ai có thể sử dụng được, bạn sẽ không thể bán tai nghe đó cho người khác nếu đã “chán” nghe chất âm từ tai nghe đó.
1. Mục đích sử dụng
Nếu mục đích bạn dùng để live stream chơi game thì bạn nên chọn tai nghe chụp tai, ngoài chất âm ra thì độ êm ái, không gây đau tai, khó chịu khi sử dụng trong thời gian dài.
Nếu bạn live stream bán hàng online thì chỉ cần dùng tai nghe nhét tai là được (hoặc không cần dùng tai nghe luôn).
2. Có dây hay không dây
Nếu bạn có nhu cầu di chuyển nhiều và không cần quan tâm đến độ trễ của âm thanh lúc đang live stream thì tai nghe không dây sẽ phù hợp với bạn. Ngược lại, nếu bạn live stream chơi game thì chắc chắn bạn sẽ ngồi một chỗ không di chuyển cộng thêm độ trễ âm thanh sẽ là kẻ thù lớn nhất của bạn, bạn không muốn khi nhân vật trong game của bạn trên màn hình đã bị hạ rồi mà 1-2 giây sau bạn mới nghe được tiếng nổ đâu nhỉ? Vì thế tai nghe có dây sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
3. Micro tích hợp trên tai nghe
Micro là thiết bị không thể thiếu khi bạn live stream vì bạn sẽ cần giao tiếp với người xem, nếu bạn chưa có micro rời thì có thể mua một bộ headphone có tích hợp thêm micro để sử dụng nhé, còn nếu bạn đã có micro rời rồi thì có thể chọn mua headphone không có micro tích hợp để tập trung vào chất âm hơn.
4. Khả năng chống ồn
Nếu bạn cần một môi trường yên tĩnh để tập trung vào trận đấu của bạn thì nên chọn tai nghe chụp tai hoặc tai nghe nhét tai nhé.
Cám ơn các bạn đã đọc hết bài viết này, hi vọng bạn sẽ hiểu được nhu cầu của bản thân để chọn cho mình một bộ tai nghe thích hợp nhé.
Tin Kiến thức âm thanh khác
5 Mẹo Dành Cho Người Mới Chơi Âm Thanh
5 cách miễn phí giúp loa của bạn nghe hay hơn
Cách Chọn Dàn Âm Thanh Karaoke Hay Nhất
Cấu tạo loa soundbar như thế nào? Cách soundbar tạo ra âm thanh vòm
Những thuật ngữ âm thanh thông dụng mà bạn nên biết
Những nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe
Các khái niệm cơ bản để đánh giá chất lượng âm thanh
Nghe nhạc thì có nên dùng dàn âm thanh đa kênh không hay chỉ cần Stereo là đủ?
Dùng EQ để tùy chỉnh âm thanh theo "gu" nghe nhạc cá nhân
Hệ thống nghe nhạc bằng đĩa than bao gồm những gì?
Khái niệm đơn vị đo cường độ âm thanh Decibel (dB)
Sự khác nhau giữa chống ồn chủ động và cách âm thụ động.
DAC/AMP âm thanh là gì? Hướng dẫn cách lựa chọn và kết nối DAC âm thanh với điện thoại
Bit Depth Trong Âm Thanh Là Gì? Sự khác biệt?