Hệ thống nghe nhạc bằng đĩa than bao gồm những gì?
Hệ thống nghe nhạc bằng đĩa than sẽ bao gồm: 1. Loa 2. Mâm đĩa than 3. Phono (tùy chọn) 4. Amplifier (tùy chọn)
Hiện nay việc nghe nhạc bằng mâm đĩa than (turntable) ngày càng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận, có người chơi để sưu tầm, vì mê nhạc, mê những tấm bìa đĩa, có người chơi vì âm thanh analog, có người chơi vì thích nhìn cái đĩa xoay xoay, nói chung là vì nhiều lý do không thế này thì thế kia, nhưng kết quả hiện hành là xu hướng chơi mâm chơi đĩa ở Việt Nam ta đang trên đà thăng hoa. Bài viết này nhằm hướng dẫn mọi người cách thiết lập một hệ thống nghe nhạc bằng mâm và đĩa.
Loa
Chiếc loa sẽ là thành phần quan trọng nhất quyết định chất lượng âm thanh của cả hệ thống, dù là bạn nghe nhạc từ các dịch vụ streaming hay mâm đĩa than đi nữa. Rất nhiều mẫu loa active hiện nay hỗ trợ ngõ vào analog lẫn digital, cho phép bạn chơi nhạc dễ dàng từ turntable hay đầu stream mà không phải đầu tư hệ thống âm thanh riêng biệt. Loa passive sẽ cần đến amplifier rời để đánh, trong khi loa active thì không, do được tích hợp sẵn amplifier, DAC, thậm chí là Phono.
Mâm đĩa than
Đầu tư một chiếc turntable chất lượng tốt không hẳn sẽ tốn quá nhiều tiền. Hiện đang có những mẫu mâm chất lượng cao, có chính sách bảo hành đầy đủ, mẫu mã đa dạng, giá thành phải chăng, chỉ trong tầm 5.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Phono
Để nâng cấp âm thanh cho tốt hơn, bạn nên nghĩ đến việc nâng cấp phono. Mạch phono tích hợp bên trong mâm thường sẽ bị giới hạn về kích thước, giá thành nên thường âm thanh sẽ ở mức khá, muốn tốt hơn thì phải đóng “học phí” cao hơn một chút.
Mạch phono đóng vai trò tối quan trọng trong việc khuếch đại tín hiệu cường độ nhỏ xíu từ kim, tính bằng mV (phono signal), lên thành 1-2V (line level signal), nó là một mạch công suất nhỏ nhưng cũng đòi hỏi cao về linh kiện, chi tiết mạch, cách khai thác mạch.
Amplifier
Amplifier giống như một “nguồn kết nối” (hub) của cả hệ thống để tiếp nhận tín hiệu âm thanh từ nguồn phát, khuếch đại nó và sau đó truyền đến loa thụ động (passive speaker). Các mẫu amplifier đời mới hiện nay sẽ tích hợp DAC, hoặc Bluetooth, có cả phono preamplifier.
Bố trí thiết bị, tối ưu hóa âm thanh
Vị trí đặt loa trong phòng cũng là một điều quan trọng không kém. Những chiếc loa cần được đặt cách xa nhau và cách xa tường xung quanh một khoảng hợp lý, đồng thời cũng cần đặt cao hơn nền nhà và không có vật cản giữa loa và vị trí nghe.
Mâm đĩa than nên được đặt trên mặt phẳng chắc chắn để hạn chế rung, từ đó mới có thể mang đến chất lượng âm thanh cao nhất. Trong trường hợp mâm và loa cùng nằm trên một mặt phẳng, ta phải ưu tiên chống rung cho loa để tránh hiện tượng ù, rền.
Dây dẫn đi kèm theo mâm là dây tín hiệu phono, đã có bọc chống nhiễu. Việc sử dụng dây dẫn line level bình thường không bọc nhiễu thì khả năng bị ù là rất cao, cho dù là lõi dây có xịn cỡ nào đi nữa.
Một vấn đề cũng rất quan trọng không kém, đó là tiếp địa cho mâm đĩa. Việc tiếp địa cho mâm đĩa có nhiệm vụ là xả các loại ù xì, nhiễu do tần số cao tần như sóng radio tạo ra, do tĩnh điện từ motor, mạch phono tích hợp tạo ra, tất cả cần có miền điện trở thấp để chạy xuống và bị triệt tiêu.
Tin Kiến thức âm thanh khác
5 Mẹo Dành Cho Người Mới Chơi Âm Thanh
5 cách miễn phí giúp loa của bạn nghe hay hơn
Cách Chọn Dàn Âm Thanh Karaoke Hay Nhất
Cấu tạo loa soundbar như thế nào? Cách soundbar tạo ra âm thanh vòm
Những thuật ngữ âm thanh thông dụng mà bạn nên biết
Những nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe
Các khái niệm cơ bản để đánh giá chất lượng âm thanh
Nghe nhạc thì có nên dùng dàn âm thanh đa kênh không hay chỉ cần Stereo là đủ?
Dùng EQ để tùy chỉnh âm thanh theo "gu" nghe nhạc cá nhân
Hướng dẫn chọn tai nghe để live stream
Khái niệm đơn vị đo cường độ âm thanh Decibel (dB)
Sự khác nhau giữa chống ồn chủ động và cách âm thụ động.
DAC/AMP âm thanh là gì? Hướng dẫn cách lựa chọn và kết nối DAC âm thanh với điện thoại
Lọc gió động cơ ô tô là gì? Công dụng của lọc gió động cơ